Vào đầu tháng 11,ộcđuapháttriểntácchiếnđiệntửnóngrựcởkhách sạn mường thanh đà nẵng đoạn video quay từ máy bay không người lái (UAV) xuất hiện trên mạng cho thấy một cuộc tấn công có chủ đích đã làm nổ tung 3 ăng-ten trên nóc khu chung cư ở tỉnh Donetsk, tờThe Kyiv Independent đưa tin. Một chỉ huy quân sự Ukraine sau đó đã tuyên bố phá hủy hệ thống tác chiến điện tử Pole-21 của Nga.
Theo đài CNN, cuộc tấn công này đã cho thấy Kyiv đang gấp rút phá hủy công nghệ của Moscow trên chiến trường. Qua đó, có thể thấy tầm quan trọng của tác chiến điện tử đối với tương lai của cuộc xung đột.
Tác chiến điện tử
Đây là hình thức triển khai vũ khí hoặc chiến thuật có sử dụng quang phổ điện tử và đang được quân đội của cả Nga và Ukraine nhắm đến.
Hình thức tác chiến này hoạt động chủ yếu thông qua các thiết bị gây nhiễu điện tử có khả năng làm tê liệt hệ thống nhắm bắn bằng định vị GPS, khiến tên lửa trượt mục tiêu.
Sau gần 6 tháng Ukraine phản công, Nga không chỉ xây dựng các chiến tuyến kiên cố mà còn cả hệ thống phòng thủ điện tử đáng gờm. Điều này buộc quân Ukraine ở tiền tuyến đang phải thích nghi nhanh chóng.
Ông Pavlo Petrychenko, chỉ huy UAV của Lữ đoàn cơ giới số 59 của Ukraine, đơn vị đã thực hiện cuộc tấn công vào đầu tháng 11, cho biết việc phá hủy thành công các hệ thống này là rất quan trọng đối với mục tiêu giành lại lãnh thổ của Ukraine. Ông cũng nhận ra rằng tần suất Moscow triển khai các đợt tác chiến điện tử như vậy đã tăng kể từ khi Kyiv nhận thêm viện trợ quân sự từ nước ngoài.
Mỹ học hỏi từ cuộc đấu "mèo đuổi chuột" tác chiến điện tử trong xung đột Ukraine
"Vì HIMARS (hệ thống pháo binh cơ động cao) và Excalibur 155 (đạn pháo tầm xa) đều được dẫn đường bởi vệ tinh, tác chiến điện tử được [Nga] tích cực sử dụng như một yếu tố phòng thủ chống lại chúng tôi", theo ông Petrychenko. Cả HIMARS và Excalibur 155 đều là vũ khí Mỹ gửi Ukraine.
Và đó là vấn đề đối với Ukraine. Các thiết bị gây nhiễu của Moscow đã biến lợi thế công nghệ của kho vũ khí phương Tây cung cấp cho Kyiv thành một điểm yếu.
Ukraine nỗ lực bắt kịp Nga
Theo CNN, hệ thống Pole-21, được thiết kế để gây nhiễu tín hiệu GPS nhằm bảo vệ tài sản của Nga khỏi UAV hoặc tên lửa đang lao tới, chỉ là một tính năng trong kho vũ khí điện tử đang phát triển của Moscow.
Vào tháng 9, hãng thông tấn TASS dẫn lời Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết việc sản xuất các loại khí tài quân sự quan trọng, bao gồm thiết bị điện tử, đã tăng gấp đôi trong 8 tháng đầu năm.
Các chuyên gia và quan chức Ukraine cũng đồng ý rằng Nga đã tích hợp đầy đủ tác chiến điện tử vào hoạt động của quân đội.
Theo Tổng tư lệnh Ukraine Valery Zaluzhny, Nga hiện đang sản xuất hàng loạt cái mà ông gọi là "tác chiến điện tử chiến hào". Dù cho rằng trình độ chiến thuật của đối thủ đã bão hòa, ông Zaluzhny thừa nhận Moscow vẫn duy trì "ưu thế tác chiến điện tử đáng kể".
Trước tình hình trên, Ukraine đã đặt mục tiêu tăng sản lượng trang thiết bị để bắt kịp Nga trong mảng này. Lực lượng của Kyiv hy vọng thành công từ việc sản xuất hàng loạt UAV trong năm nay sẽ là động lực để nước này đạt thành tựu tương tự trong tác chiến điện tử, theo trangThe Eurasian Times.
Ukraine sản xuất nhiều UAV tầm bay 1.000 km; Nga để dành tên lửa chờ mùa đông
Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine Mykhailo Fedorov, người đứng sau thành công về UAV của Ukraine, nói với CNN: "Chúng tôi không chỉ mở rộng quy mô sản xuất UAV, mà còn đang sản xuất thiết bị điện tử".
Ông lưu ý rằng Ukraine cần thực hiện kế hoạch này một cách thông minh. Theo ông, Kyiv không nên "làm bão hòa" chiến trường. Thay vào đó, quân đội cần thiết kế các hệ thống tác chiến điện tử có thể điều khiển từ xa, để chúng chỉ nhắm mục tiêu vào thiết bị của đối thủ.
Ông Fedorov cho biết nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là Ukraine phải có được công nghệ lập trình cho UAV để nhắm mục tiêu vào thiết bị tác chiến điện tử của đối phương trên quy mô lớn. Ông thừa nhận Ukraine vẫn cần sự giúp đỡ của các đồng minh phương Tây, cả về trang thiết bị lẫn chuyên môn.