Xsmb Thu 7

Gần đây, người ta tranh luận gay gắt về chuyện có nên loại Tiếng Anh khỏi môn thi bắt buộc kỳ thi tố dan tri

【dan tri】'Sao phải thi tốt nghiệp Tiếng Anh khi bà bán rau không cần ngoại ngữ'

Gần đây,ải thitốtnghiệpTiếngAnhkhibàbánraukhôngcầnngoạingữdan tri người ta tranh luận gay gắt về chuyện có nên loại Tiếng Anh khỏi môn thi bắt buộc kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không? Có người ủng hộ vì cho rằng không phải ai cũng cần dùng tới Tiếng Anh, nhưng cũng có ý kiến phản đối vì ngoại ngữ là một phần không thể thiếu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Tất nhiên, ai cũng có cái lý của riêng mình.

Nhìn từ thực tế xã hội, ngày trước, người Việt ra đường cùng lắm chỉ "hello", "how are you". Còn ngày nay, trên báo chí, phát thanh, truyền hình, ngoài xã hội đầy ắp tiếng nước ngoài. Mặc dù đã có quy định về việc sử dụng ngoại ngữ, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận độ phủ sóng của tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung ở thời điểm hiện tại. Nhắc tới điều này để hiểu rằng ngoại ngữ đã, đang và sẽ là một trong những thứ thiết yếu của đời sống hiện đại trong xã hội Việt Nam.

Có người thắc mắc: bà bán rau thì cần gì biết tiếng Anh? Điều đó chỉ đúng một phần vì bà bán rau ở chợ Bến Thành sẽ rất khác với bà bán rau ở vùng quê. Tuy nhiên, đúng là cũng có rất nhiều bà bán rau không biết ngoại ngữ, nhưng gánh rau ấy đã nuôi sống cả gia đình suốt mấy chục năm. Vậy đâu nhất thiết phải có ngoại ngữ mới có thể thành công, quan trọng là bạn chọn đúng môi trường để tồn tại và phát triển mà thôi.

Có người nói: nếu vậy thì cần gì học hàm số, đạo hàm, electron, proton, axit, bazơ...? Thực tế, có những người không cần học những thứ ấy nhưng họ vẫn biết tính toán làm sao có lợi nhất khi kinh doanh, biết sửa chữa điện khi cần... Nêu chuyện phải học nhiều kiến thức hàn lâm chưa chắc đã là bảo chứng cho thành công của một người.

>> 'Không cần bắt buộc thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh'

Ở nước ngoài, học sinh học hết lớp 9 đã được người lớn hướng tới việc phân loại: học nghề hoặc học hàm thụ. Và họ cũng có những giáo trình riêng cho việc phân tách này để phù hợp với nhu cầu của mỗi nhóm đối tượng. Căn cứ vào định hướng, giáo trình cao - thấp, khó - dễ, nặng - nhẹ sẽ khác nhau cho hai nhóm. Họ chú trọng hoàn thành tín chỉ, chứng chỉ hơn là bằng cấp, vì quan điểm "không ai hoàn hảo cả". Nhưng họ luôn mở rộng cơ hội để mỗi người có thể nâng cao trình độ của bản thân khi có nhu cầu.

Còn tại Việt Nam, chúng ta lại có một tư tưởng giáo dục hoàn toàn trái ngược, đó là "thà làm thầy còn hơn làm thợ", "cha mẹ học được, làm được thì con cái cũng phải như vậy", "thứ cha mẹ không làm được thì con cái sẽ phải làm thay"... Đó là một chướng ngại lớn trên con đường giáo dục thế hệ trẻ.

Trở lại với câu chuyện có nên xem Tiếng Anh là một môn thi bắt buộc hay không? Theo tôi, để trả lời câu hỏi này, chúng ta chỉ cần đánh giá các tiêu chí sau:

- Việc bắt buộc thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh có đảm bảo công bằng vùng miền hay không khi mà chất lượng giáo dục ngoại ngữ ở mỗi địa phương mỗi khác (đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị)?

- Tiếng Anh có cần thiết cho tất cả người học, mọi ngành nghề sau này hay không?

Không riêng gì Tiếng Anh, với các môn Toán, Lý, Hóa... cũng vậy, tôi hy vọng ban soạn thảo chương trình giáo dục sớm có đánh giá chi tiết, xác định thêm các tiêu chí cụ thể về thực tế sử dụng các kiến thức được học vào cuộc sống và công việc. Từ đó, chúng ta mới có thể biết được nên dạy học sinh cái gì và yêu cầu các em thi cử ra sao?

Amip Bu

>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap