Xsmb Thu 7

TP Phú Quốc mỗi ngày phát sinh khoảng 190 tấn chất thải rắn, 89% trong số này được thu gom và xử lý sunrise riverside

【sunrise riverside】Phú Quốc đối mặt áp lực lớn về rác

TP Phú Quốc mỗi ngày phát sinh khoảng 190 tấn chất thải rắn,úQuốcđốimặtáplựclớnvềrásunrise riverside 89% trong số này được thu gom và xử lý theo hai phương pháp là chôn lấp và đốt tại 6 bãi rác tập trung. Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2020-2023 của dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương giữa Cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF Việt Nam) đánh giá rác thải là vấn đề cấp thiết nhất trong nhiều rủi ro gây ô nhiễm môi trường ở hòn đảo đón khoảng 3 triệu lượt khách mỗi năm này.

Báo của được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo cho biết với dân số hơn 146.000 người, trung bình mỗi ngày các hộ dân tại Phú Quốc phát sinh khoảng 13 tấn rác. Với khoảng 3 triệu lượt khách mỗi năm, lượng rác thải phát sinh từ các hoạt động du lịch được xác định lớn hơn nguồn tại chỗ.

Rác thải ven biển ở Phú Quốc. Ẩnh: WWF Việt Nam

Rác thải ven biển ở Phú Quốc. Ẩnh:WWF Việt Nam

Hiện Phú Quốc có khoảng 9.400 phòng tiêu chuẩn trên hai sao và hơn 14.000 dưới hai sao với khối lượng rác phát sinh lần lượt là hơn 39 tấn và hơn 24 tấn mỗi ngày trong trường hợp đạt 100% công suất phòng.

Tuy nhiên, theo kết quả thống kê về du lịch Phú Quốc trong 3 năm gần đây, công suất các phòng khách sạn cao cấp thường đạt 75% và các phòng khách sạn quy mô nhỏ, các cơ sở lưu trú đạt 80%. Như vậy, tổng lượng rác phát sinh trong ngày từ hoạt động của khách sạn là khoảng 50 tấn mỗi ngày.

Báo cáo chỉ ra, trong rác thải tại các khách sạn từ hai sao trở xuống có tổng phần trăm các loại rác thải nhựa rất cao (17,9%)."Đây là tỷ lệ tương đương với mức khảo sát được tại các thành phố lớn của Việt Nam và cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước".

Ngoài ra, các nhà hàng ở Phú Quốc cũng phát sinh khoảng 4 tấn rác thải mỗi ngày. Trong đó, rác thải nhựa chiếm hơn 16%, cao hơn Côn Đảo và Cù Lao Chàm. Tỷ lệ dùng túi nylon ở các nhà hàng cũng lên đến 63%, phản án việc sử dụng túi nylon để đựng rác và đựng thực phẩm và vứt bỏ ngay sau khi sử dụng.

Hoạt động nhặt rác tại rạn san hô ở Phú Quốc. Ảnh: WWF Việt Nam

Hoạt động nhặt rác tại rạn san hô ở Phú Quốc. Ảnh: WWF Việt Nam

Rác phát sinh lớn, trong khi các nhà máy xử lý rác chưa đáp ứng được yêu cầu khiến các bãi rác Ông Lang hay Đồng Cây Sao bị quá tải khiến lượng rác nhựa phát thải ra môi trường ở Phú Quốc hàng năm là 1.036 tấn, tương đương khoảng 2,83 tấn/ngày.

Nhận thức được tầm quan trọng về môi trường và sinh thái đối với sự phát triển kinh tế, Phú Quốc đang từng bước tìm giải pháp cho vấn đề rác thải của thành phố. Năm 2022, hòn đảo triển khai thí điểm các lò đốt rác quy mô hộ gia đình. Năm 2019, khoảng 18.000 m2 rạch Ông Trì được nạo vét với 100 tấn rác thải và tiếp tục triển khai hằng năm để đảm bảo mỹ quan khu đô thị Dương Đông. Các cơ quan, ban ngành và nhiều doanh nghiệp nơi đây không sử dụng chai nước dùng một lần, bố trí thùng nước dùng chung và ly giấy trong cơ quan và các cuộc họp.

Tình nguyện viên rọn rác ở Phú Quốc. Ảnh: L.H

Tình nguyện viên dọn rác ở Phú Quốc. Ảnh: L.H

Nhiều hoạt động bảo vệ môi trường khác đang được triển khai như chương trình về dọn vệ sinh hàng tháng của các cơ quan chính quyền; hỗ trợ năng lực cạnh tranh với phát triển bền vững; nâng cao nhận thức, thực hành về du lịch xanh; đầu tư nguồn nhân lực; bảo tồn, nâng cao các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa.

"Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng sản phẩm nhựa, trong đó có các sản phẩm nhựa dùng một lần như túi nylon, bao bì xốp, còn rất phổ biến, trong cả các hoạt động dân sinh và dịch vụ du lịch", báo cáo nêu và nhận định các hoạt động truyền thông chưa đủ tác động để thay đổi hành vi của các nhóm cộng đồng liên quan và chưa có tác động nhiều đến việc giảm thiểu rác thải nhựa hoặc sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện hơn với môi trường.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ phần trăm túi nylon tại Phú Quốc cao, vẫn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, nhất là về thu gom và xử lý chất thải rắn, dẫn đến rủi ro cao về ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội.

Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF Việt Nam) khuyến nghị Phú Quốc cần đầu tư thêm các khu xử lý rác thải đạt tiêu chuẩn, cũng như kiểm soát chặt chẽ tại các điểm trung chuyển rác, xây dựng và nâng cấp các khu tập kết rác đủ tiêu chuẩn nhằm hạn chế việc thất thoát rác ra môi trường.

Đồng thời, Phú Quốc cần tăng cường thêm xe chuyên dụng, công nhân thu gom, đầu tư thêm các thùng rác để đảm bảo tất cả người dân đều có quyền tiếp cận với dịch vụ thu gom, đặc biệt lưu ý là những vùng xa trung tâm, ven sông, biển.

Phú Quốc cũng cần đẩy mạnh vận động các cơ sở kinh doanh tại chợ, cửa hàng bán đồ lưu niệm thay thế túi ni lông bằng túi giấy, túi vải hoặc vật liệu thân thiện với môi trường và có những chính sách cụ thể và thực tế để hỗ trợ cho các hoạt động này.

WWF ước tính hằng năm ngành du lịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thiệt hại 622 triệu USD do các chi phí để làm sạch bãi biển. Mặc dù phải bỏ ra số tiền lớn nhưng các hoạt động đi sau này không đem lại quá nhiều hiệu quả khi nhiều bãi biển nổi tiếng phải đóng cửa vì rác như Maya ở Thái Lan hay đảo Boracay ở Philippines.

Gia Chính

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap