Phát triển nét văn hóa tương đồng
Năm 1992,ìnhThuậnvàNinhThuậnhợptácpháttriểnvănhóathểthaovàdulịxo.so.mien.bac tỉnh Thuận Hải (cũ) được tách ra thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Do vậy, có thể nói hai địa phương có nhiều nét tương đồng từ tiềm năng văn hóa, con người đến vị trí địa lý và khí hậu. Do vậy, việc ký kết giữa hai tỉnh để phát huy tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, thể thao và du lịch giữa hai tỉnh là hết sức có ý nghĩa.
Theo ban tổ chức, ngoài việc hợp tác phát triển về văn hóa, thể thao và du lịch, hai tỉnh còn giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong phát huy tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương. Việc hợp tác giữa Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ mang lại hiệu ứng tích cực, tạo sự chuyển biến trong lĩnh vực đầu tư, thúc đẩy đa dạng hóa các sản phẩm về văn hóa, thể thao và du lịch; kết nối các điểm đến nhằm tạo ra sản phẩm riêng biệt để quảng bá đến du khách, góp phần đáp ứng công cuộc hội nhập quốc tế sâu rộng.
Về nguyên tắc hợp tác giữa hai tỉnh, dựa trên sự kết hợp tự nguyện, hài hòa và không hạn chế quy mô trong lĩnh vực đồng thời thông báo rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp.
Về nội dung hợp tác, trong lĩnh vực văn hóa, hai tỉnh sẽ tăng cường trao đổi tổ chức biểu diễn nghệ thuật nhân các sự kiện văn hóa, chính trị của hai tỉnh; trưng bày các sản phẩm về văn hóa, con người nhân dịp giải phóng quê hương Ninh Thuận (16.4) và Bình Thuận (19.4).
Trong lĩnh vực thể thao, ngoài việc tham gia các giải thi đấu, hai tỉnh còn tham quan học tập mô hình thể thao tiêu biểu, giải trí, thể thao mạo hiểu, thể thao thành tích cao và đào tạo vận động viên của mỗi bên.
Đặc biệt, trong lĩnh vực du lịch, hai địa phương sẽ trao đổi chính sách phát triển du lịch, việc quy hoạch và quảng bá sản phẩm kết nối các điểm đến. Tổ chức các chuyến khảo sát dành cho báo chí (Presstrip) và các công ty lữ hành (Famtrip). Ngoài ra, hai tỉnh sẽ tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Bùi Thế Nhân - Giám đốc Sở VH-TT-DL Bình Thuận nhấn mạnh: Bình Thuận đang có nhiều thuận lợi về tiềm năng trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, ngành du lịch cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh cạnh tranh của quá trình hội nhập quốc tế. Trong đề án phát triển du lịch của Bình thuận, giai đoạn 2025-2030 đã xác định sản phẩm du lịch chính của Bình Thuận là tham quan, nghỉ dưỡng; các hoạt động thể thao biển, văn hóa Chăm với nòng cốt là Khu du lịch quốc gia Mũi Né và đảo Phú Quý. Việc ký kết phát triển giữa hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ là sự hợp tác có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh phát triển hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Hòa - Giám đốc sở VH-TT-DL Ninh Thuận cho rằng trong bối cảnh hiện nay, việc liên kết để phát triển du lịch là xu hướng tất yếu. Ninh Thuận và Bình Thuận là hai tỉnh có nền văn hóa, tài nguyên khá đa dạng, phong phú trong tam giác vùng Duyên hải - Tây nguyên. Việc hợp tác giữa hai tỉnh sẽ góp phần quảng bá sâu rộng các sản phẩm văn hóa, du lịch với phương châm "hai địa phương một điểm đến" để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên văn hóa, du lịch.
Nhiều hoạt động nhân Ngày du lịch Bình Thuận
Trong khuôn khổ Năm du lịch quốc gia 2023 "Bình Thuận Hội tụ xanh" và Ngày du lịch Bình Thuận (24.10.2023), Sở VH-TT-DL và Sở TT-TT Bình Thuận phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phục vụ du khách.
Các hoạt động quan trọng cần phải kể đến như lễ hội thả diều tổ chức tại Khu du lịch Bàu Trắng; cuộc đua xe đạp tại TX. La Gi, giải chạy Marathon Phan Thiết mở rộng. Chiều ngày 24.10, Sở VHTTDL và Sở TT-TT phối hợp tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi clip quảng bá du lịch Bình Thuận.